Đánh giá Đường_Minh_Hoàng

Triều đại của Đường Minh Hoàng có thể chia ra làm hai giai đoạn rõ rệt: thời kì cực thịnh ứng với niên hiệu Khai Nguyên, và thời kì đãi chính cuối Khai Nguyên và Thiên Bảo. Lý Long Cơ từ nhỏ sống trong cảnh khổ cực: 8 tuổi mất mẹ và phải trải qua một cuộc sống không khác gì bị giam cầm, nhưng sau đó bằng tài năng và lòng quả cảm, ông đã đánh bại được những tranh chấp, đấu đá trong triều đình và chấm dứt luôn một giai đoạn oanh liệt của giới quần thoa trên chính trường Trung Quốc. Nửa đầu những năm trị vị, Đường Minh Hoàng kế thừa những chính sách cai trị của tằng tổ phụ Đường Thái Tông, ông chú trọng người hiền, chỉnh đốn mọi việc, tuyển chọn nhân tài, thưởng phạt nghiêm minh, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà vua và các quan, triều Đường xuất hiện một thời kỳ phát triển rực rỡ về mọi mặt mà các nhà viết sử thường gọi là "Khai Nguyên thịnh thế" - coi đó như một thời đại hoàng kim của lịch sử phong kiến Trung Quốc[63][108], thuế khóa lao dịch rộng rãi, hình phạt rõ ràng, dân chúng ấm no[109].

Trong triều đình, ông dùng các tể tướng trong những năm này như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Cửu Linh... đều là những người hiền năng, có tài trị lý. Các nhà sử học đều khen ngợi Đường Minh Hoàng biết chọn nhân tài[110]

Tất cả các Tể tướng, Diêu Sùng thượng thông, Tống Cảnh thượng pháp, Trương Gia Trinh thượng lại, Trương Thuyết thượng nghĩa, Lý Nguyên Hoành, Đỗ Xiêm thượng kiệm, Triều Hưu, Trương Cửu Linh thượng trực, ai cũng có ưu điểm riêng.

Đối với địa phương, ông quy định chế độ thuyên chuyển quan lại, tăng cường việc biên phòng. Về kinh tế thì chủ trương tiết kiệm, thay đổi lối sống xa xỉ trong hậu cung từ thời Võ Tắc Thiên. Vì thế, tài chính ngày càng dồi dào, kho tàng đầy đủ, vật giá bình ổn. Khoa học kĩ thuật cũng được quan tâm phát triển[63]. Sự giàu mạnh trong nước cũng dẫn đến sự tăng cường uy tín của nhà Đường đối với lân bang, các nước lân cận như Cao Câu Ly, Bách Tế, Nhật Bản, Thiên Trúc (Ấn Độ), Thổ Phiên, Lâm Ấp, Chân Lạp... cho đến miền Trung Á, Bắc Phi thường cử sứ giả đến Trường An thiết lập quan hệ ngoại giao, buôn bán. Việc quan hệ với nước ngoài đã được đa dạng hoá, tạo nhiều cơ hội để học tập, sự giao lưu với nhiều nước Âu á có nền văn minh lâu đời đã khiến cho triều Đường trở thành cầu nối văn minh lớn nhất ở Đông Á[63]. Nhà thơ Đỗ Phủ có bài thơ "Ức tích" ca ngợi về thời đại này. Bản dịch của Phan Ngọc[111]

Nhớ ngày xưa thời Khai Nguyên thịnh đứcÁp nhỏ còn đông đúc trên vạn nhà.Thóc chứa chan gạo trắng xóa tràn trề,Kho công với kho tư đều chật ních.Bài Vân Môn trong cung vua tấu nhạcBạn bè ương thiên hạ gắn keo sơn...

Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng nảy sinh chán nản với chính sự, đỉnh điểm của sự tha hóa này chính là sự xuất hiện của Dương quý phi. Những năm cuối đời ông bị nhiều sử gia chỉ trích vì thói lãng phí và việc trọng dụng bọn gian thần như Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung, An Lộc Sơn[112], đồng thời cũng do ông trọng dụng Cao Lực Sĩ mà mở ra tiền lệ hoạn quan tham chính rồi tiến tới chuyên quyền những năm sau đó của nhà Đường[113]. Một trong những sai lầm lớn nhất của ông có lẽ làm áp dụng chính sách "trong nhẹ ngoài nặng" của tể tướng Lý Lâm Phủ, tức là tăng cao quân đồn trú ở các vùng biên giới, mà lại coi nhẹ kinh sư vốn phải là nơi căn bản[114]. Ngoài ra Lâm Phủ còn kêu gọi Minh Hoàng sử dụng người Hồ tiếp quản các trọng trấn thay vì người Hán. Chính điều này đã giúp cho An Lộc Sơn có cơ hội khuếch trương thế lực và gây thành loạn An Sử[115]. Lại đến khi họa loạn nổ ra, tuy nhà Đường đã xuống dốc nhưng lực lượng vẫn nhiều hơn gấp 4 lần so với quân Yên cùng hàng loạt cáctướng lĩnh trung thàh sẵn sàng xả thân nơi chiến trường vì hoàng thất, cộng thêm với đất đai rộng lớn nhất trong lịch sử cùng tài nguyên chiến lược, nếu Đường Minh Hoàng biết cách dùng binh đúng cách thì cũng không đến nỗi gây thành một mối họa lớn. Tuy nhiên ngay khi đó chính ông lại phạm liên tiếp các sai lầm mà đỉnh điểm là khi Kha Thư Hàn cố thủ ở Đồng Quan, ông lại nóng lòng muốn thắng lợi, nghe lời Quốc Trung, ép Kha Thư Hàn xuất kích, kết quả dẫn đến thảm bại, thất thủ Đồng Quan và coi như đã mở toang cổng thành Trường An cho quân Yên[116]. Cái giá phải trả cho vị hoàng đế già buộc phải bỏ trốn khỏi kinh đô chạy loạn, không thể cứu được vị phi tử mà mình thương yêu, và cuối cùng bị hoạn quan bức hiếp, chết trong sự cô đơn và phẫn uất. Nhà Đường tuy cuối cùng đã đánh dẹp được An Sử nhưng không bao giờ có thể khôi phục lại nền thịnh trị như trước được nữa[117].

Sử gia Nguyễn Hiến Lê đánh giá cao tâm hồn thi sĩ của Đường Minh Hoàng song lại xem thường khả năng trị quốc của ông[11]

Minh Hoàng có lẽ là tên người đương thời tặng vua Huyền Tôn. Thực ra Huyền Tôn yêu mĩ nhân, ca hát quá, yêu thơ văn quá, rất tầm thường về chính trị, không đáng gọi là minh quân; ông chỉ là một vị hoàng đế rất tài hoa, yêu tất cả cái gì đẹp, có nhiều nghệ sĩ tính, biết làm thơ, đặt ra ca nhạc, vũ nữa; nghệ sĩ tính đó làm cho đời ông về già thật bi đát, dân chúng lầm than, quốc gia điêu tàn, và nhà Đường suy luôn, để rồi sau cùng bị diệt.

Cố Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông cho rằng triều đại của Đường Minh Hoàng là nửa sáng, nửa tối. Chế độ Tiết độ sứ do ông lập ra đã nhanh chóng phát triển sau khi nhà Đường dẹp xong loạn An Sử, dẫn đến một giai đoạn xung đột và mất ổn định, kéo dài đến tận khi nhà Đường diệt vong và mở ra thời đại Năm đời Mười nước[118].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường_Minh_Hoàng http://blog.sina.com.cn/s/blog_471fa0c7010090rm.ht... http://english.cri.cn/12394/2016/12/31/2743s948606... http://guoxue.baidu.com/page/d0c2ccc6cae9/95.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/274034 http://discovery.cctv.com/20080214/102466.shtml http://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/te... http://www.erct.com/2-ThoVan/PXuanHy/DuongQuyPhi.h... http://kilopad.com/Tieu-su-Hoi-ky-c12/doc-sach-tru... http://onggiaolang.com/38-khai-thien-thinh-the/ http://phimhd7.com/thien-tu-tam-long-12271/